Trading Hub 3.0 (Phần 9): Daily Liquidity và Session Liquidity – SMC

Daily liquidity (thanh khoản ngày)


Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về Daily liquidity (thanh khoản hàng ngày) và lợi ích của nó. Trước tiên chúng ta cần phải xác định được cấu trúc daily time frame, nó không phải là bản đồ cấu trúc bao gồm IDM. Tôi chỉ đang nói về mẫu hình nến của cấu trúc đẩy giá cao hơn hoặc thấp hơn với biểu đồ các cây nến ngày.

Tôi sẽ chỉ cho bạn trong thị trường bullish hoặc bearish, làm thế nào để ta có thể xác định chúng và làm thế nào ta có thể giao dịch.

Hãy bật khung thời gian D1, đỉnh đáy của nến ngày hôm trước giống như thanh khoản hàng ngày, hầu hết các nhà giao dịch mua khi breakout trendline.

Khi thị trường bullish và giá break đáy của nến hôm qua thì chúng ta tìm kiếm lệnh Buy xác suất cao (HP – High Properbility) và target đặt tại đỉnh hôm qua, nếu giá break qua đỉnh nến hôm qua thì chúng ta tìm kiếm lệnh Sell ngắn hạn (LP – Low Properbility).

Tương tự khi thị trường bearish mà giá break đỉnh của ngày trước đó thì khả năng cao là Sell (HP) và target đặt tại đáy hôm qua, nếu giá break đáy hôm qua thì tìm kiếm lệnh Buy ngắn hạn (LP). Sau khi lấy đi thanh khoản bạn phải chuyển sang CHoCH để xác nhận, tôi sẽ giải thích kỹ hơn ở phần Entry.

Hiểu về Daily Liquidity để vào lệnh trong LTF


Đây chỉ là xác nhận bổ sung cho Buy và Sell, nó sẽ cho bạn biết điều gì sẽ diễn ra hôm nay và bạn có thể tự tin vào lệnh trong LFT theo đúng kế hoạch.

Tư duy vào lệnh với Daily liquidity

Sau khi xác định là Sell hay Buy (HP hoặc LP), chúng ta sẽ chuyển về khung thời gian nhỏ M15 để xác định POI, sau đó chuyển về khung thời gian M1 để tìm entry.

Tư duy vào lệnh như sau:

 1. Trong một xu hướng tăng, khi nến D1 hôm nay phá đỉnh cây nến D1 hôm qua ta sẽ chuyển về m15 để tìm lệnh Sell ngắn hạn, còn khi phá đáy ta sẽ chuyển về m15 tìm lệnh Buy dài hạn

 2. Trong một xu hướng giảm, khi nến D1 hôm nay phá đỉnh nến D1 hôm qua ta sẽ chuyển về m15 tìm kiếm lệnh Sell dài hạn, ngược lại nếu phá đáy ta sẽ chuyển về m15 tìm lệnh Buy ngắn hạn.

Session Liquidity (thanh khoản phiên)


Mỗi một ngày có ba phiên giao dịch gồm phiên Asian, phiên London và phiên New York với ba khung thời gian khác nhau trong ngày. Đôi khi thị trường phá vỡ đỉnh hoặc đáy phiên trước đó (đóng nến trên hoặc dưới) rồi đi theo hướng ngược lại hoặc tiếp diễn xu hướng trước đó.


Để cài đặt thanh khoản phiên trên Trading View, các bạn chọn chỉ báo Asian Session Range.

Session liquidity là gì?


Session liquidity hay Session timing là thanh khoản phiên, theo đó đỉnh và đáy của mỗi phiên sẽ hoạt động giống như thanh khoản vì ở đó các nhà giao dịch sẽ có xu hướng vào các lệnh Buy hoặc Sell. Thị trường cần thanh khoản để đẩy giá lên hoặc xuống và các loại lệnh này giống như cấp nhiên liệu cho giá chạy.

Múi giờ của quốc gia là khác nhau và thị trường ngoại hối mở 24h, hầu hết các trader hoạt động tại phiên London và New York. Phiên trước đó rất quan trọng để xác định diễn biến của phiên tiếp theo.

Phiên Asian có volume thấp nhất, có rất ít trader tham gia giao dịch vào phiên này.

Phiên London sẽ cho động lượng đẩy giá cao hơn hoặc thấp hơn vì hầu hết các trader bắt đầu giao dịch vào phiên này.

Phiên New Yord là phiên có volume cao nhất.

Session timing (hình 1)

Đỉnh và đáy của phiên sẽ hoạt động giống như thanh khoản vì một khi thị trường phá vỡ đỉnh đáy của một phiên, các trader sẽ Buy hoặc Sell dựa trên breakout.

Nếu giá breakout đỉnh phiên, các trader có xu hướng Buy và khi giá breakout đáy phiên, các trader có xu hướng Sell. Họ thường đặt stoploss bên trên hoặc bên dưới entry và khi phiên mới bắt đầu, thị trường sẽ quét đỉnh đáy phiên trước đó và lấy đi toàn bộ tiền của các retail sau đó đẩy giá cao hơn hoặc thấp hơn.

Nếu bạn hiểu cách thức session hoạt động, áp dụng vào chart sẽ giúp bạn có xác nhận bổ sung và tự tin hơn khi vào lệnh.

Giao dịch theo phiên Session Liquidity


Thời gian và giá rất quan trọng trong SMC, khi giá vượt qua bất cứ đỉnh / đáy của phiên nào thì thị trường sẽ cho một động thái đảo chiều lên hoặc xuống vì mọi đỉnh đáy của phiên hành động như thanh khoản.

Trong một ngày có ít nhất một phiên bị can thiệp, nếu đáy phiên Asian + London tiếp diễn thì phiên NY sẽ cho động thái đảo chiều. Đôi khi phiên Asian là bullish thì phiên London và New York là bearish. Bạn sẽ rất hiếm khi thấy cả ba phiên đều là bullish hoặc bearish.

Dựa vào điều này chúng ta sẽ có chỉ báo đơn giản là nếu phiên Asian và London là tiếp diễn bullish thì phiên NY sẽ đảo chiều thành bearish, chỉ báo thứ hai là nếu phiên NY quét qua đỉnh phiên London và đóng nến bên dưới thì chúng ta có thể chuyển về LTF m1 hoặc m5 để tìm kiếm entry sell dựa trên single candle OB.

Trong trường hợp phiên London phá qua đỉnh phiên Asian và đóng nến bên trên nó, sau đó giá đi lên và chạm vào POI của khung thời gian m15 trước đó, rất có thể giá sẽ tạo CHoCH (xem lại phần 2 CHoCH) và đảo chiều.

Session timing (hình 2)

Như vậy để giao dịch theo phiên, bạn cần đánh dấu cấu trúc các phiên tại khung m15 và vẽ POI trong quá khứ nếu có để xác định sự đảo chiều.

Session timing có thể dùng để làm xác nhận bổ sung trước khi buy hoặc sell mà không cần quan tâm session đang ở trong market bullish hay bearish.

Hãy cùng xem các ví dụ dưới đây:

Phiên London quét đáy phiên Asian rồi đảo chiều

Trong 1 ngày có 1 phiên đảo chiều nếu 2 phiên còn lại tiếp diễn

Sử dụng Session liquidity để xác nhận bổ sung vào lệnh
Asian và London là bearish thì NY là bullish

Tóm lại, mỗi đỉnh / đáy của phiên sẽ hành xử như thanh khoản, bởi vì hầu hết các nhà giao dịch đặt lệnh Buy hoặc Sell dưới hoặc trên đỉnh / đáy phiên. Hãy sử dụng Session như một xác nhận bổ sung để vào lệnh tại LTF.  Tôi sẽ giải thích rõ hơn trong phần Entry của series này.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn