Trading Hub 3.0 (Phần 10): Giao dịch với Single Candle Order Block (SCOB) – SMC

Bài viết này sẽ giải thích cho bạn đọc về cách xác định Single Candle Order Block và những yếu tố nào bạn nên theo dõi để đánh dấu một Single candle OB.

Single candle Order block trong SMC là gì?


Single Candle Order Block (SCOB) là cây nến hình thành tại Pullback / POI / IDM ở HTF hoặc LTF, cây nến tiếp sau đó đóng nến bên trên nó (nếu đang bullish) hoặc bên dưới nó (nếu đang bearish). Khi xuất hiện SCOB chờ giá hồi về để tìm entry tại LTF.

SCOB xuất hiện tại POI

SCOB xuất hiện tại pullback

SCOB xuất hiện tại IDMCác trường hợp xuất hiện SCOB


Nếu SCOB quét luôn thanh khoản cây nến trước đó ta có thể chuyển về LTF chờ giá hồi lại để tìm điểm vào lệnh mà không cần chờ IDM, ngược lại nếu SCOB không quét đỉnh nến trước đó ta vẫn phải chờ giá hồi lại phá qua IDM ở LTF để vào lệnh.

Để dễ hình dung, ta hãy coi SCOB không chỉ là một cây nến mà là một set up vào lệnh khi chuyển từ HTF sang LTF.

Set up vào lệnh với SCOB sẽ an toàn hơn vào lệnh trực tiếp. Thay vì vào lệnh ngay khi giá chạm vào các POI, ta chuyển về LTF để tìm điểm vào lệnh.
Xác định Single Candle Order Block

Cách xác định POI với SCOB


Ta có thể gọi Single candle OB là Single candle POI, cách xác định như sau:

 1. Nếu SCOB quét luôn thanh khoản cây nến trước đó, ta cũng có thể coi râu nến đó là một POI và có thể vào lệnh khi giá quay lại chạm vào nó mà không cần chờ IDM tại LTF.

 2. Nếu SCOB không quét qua đỉnh nến trước đó, ta coi cả cây nến đó là POI và có thể vào lệnh khi giá quay lại chạm POI khi phá qua IDM tại LTF.

Lưu ý: Dù chọn râu nến hay cả cây nến làm SCOB thì điều này cũng chỉ mang tính xác suất, giá vẫn có thể sẽ không quay lại chạm vào râu nến.
Râu nến cũng có thể đóng vai trò là SCOB

Cách vào lệnh với Single Candle Order Block


SCOB hình thành ở cực trị hoặc các điểm pullback. Quy trình vào lệnh với SCOB như sau:

 1. Khi SCOB xuất hiện tại HTF POI, ta xem xét SCOB đó có quét thanh khoản cây nến trước đó không.

 2. Nếu ở bước 1, SCOB quét thanh khoản cây nến trước đó, ta đánh dấu râu nến là POI và chuyển về LTF đánh dấu OB để vào lệnh ngay khi giá chạm vào râu nến OB này mà không cần đợi IDM. Nếu ta coi cả cây nến tại HTF là POI thì khi chuyển về LTF và đánh dấu OB, ta phải đợi giá vượt qua IDM để vào lệnh.

 3. Khi giá đi thuận theo xu hướng chính, ta có thể nhồi lệnh khi xuất hiện nhiều SCOB.

Trong trường hợp SCOB là một cây nến quá dài, ta có thể rút gọn 50% cây nến để tính entry.

SCOB – Lý thuyết


Hãy nhớ rằng mọi entry luôn mang tính xác suất, bạn sẽ phải chọn những entry nào có xác suất cao hoặc entry có tính an toàn, sẽ không có entry nào hoàn hảo ở đây cả. Đôi lúc bạn sẽ miss lệnh hoặc hit SL. Hãy cân đối giữa lệnh thua và thắng để làm chủ phương pháp SMC.

Lưu ý: Để an toàn, khi vào lệnh tại LTF ta có thể đặt SL ứng với HTF, nếu đặt SL ngay trong LTF sẽ tăng nguy cơ dính SL. Khi giá chạm vào đỉnh / đáy, ta nên dời SL sang điểm hòa vốn. Tôi khuyến khích bạn TP một nửa tại khi giá chạm vào đỉnh / đáy LTF và dời SL sang điểm hòa vốn, TP nửa còn lại ở Major high / low tại HTF.

Nhìn vào kịch bản dưới đây, khi thị trường đang trong xu hướng bearish ở HTF, giá phá qua Inducement chúng ta sẽ tìm kiếm entry khi giá đi lên và chạm vào các vùng POI bên trên.

Vào lệnh với SCOB

Các vùng POI ở giữa được gọi là Decisional POI với xác suất 50%, vùng Extreme POI trên cùng có độ tin cậy cao hơn những vùng Decisional POI.

Ta sẽ vào lệnh theo SCOB lần lượt ở ba nơi IDM (nếu sweep), Decisional POI và Extreme POI với xác suất win tăng dần tuy nhiên khả năng dính entry sẽ giảm dần.

Sau khi giá chạm HTF POI rồi đảo chiều đi xuống thuận xu hướng chính, ta có thể sử dụng SCOB để nhồi lệnh đánh scalping (sẽ được đề cập trong phần Single candle mitigation).

SCOB ở LTF


Theo như set up ở trên, ta thường xác định SCOB ở HTF rồi chuyển về LTF để vào lệnh. Tuy nhiên ta vẫn có thể xác định SCOB ở LTF mà không cần đến HTF từ trước, và nó vẫn cho set up vào lệnh với xác suất cao.

Cụ thể, ở khung LTF nếu giá vượt qua IDM và chạm vào POI, sẽ khá rủi ro nếu ta vào lệnh ngay vì POI đó là Decisional POI, thậm chí ngay cả Extreme POI cũng có thể bị quét thanh khoản. Vậy làm thế nào để ta bảo vệ được tài sản khi vào lệnh tại các vị trí như vậy?

Câu trả lời là ta sẽ không vào lệnh ngay khi giá chạm vào POI, mà sẽ chờ đợi SCOB xuất hiện theo đúng công thức: sau khi cây nến A chạm vào POI (có thể đóng nến ở ngoài hoặc trong POI), cây nến tiếp theo đóng nến bên trên nó (nếu bạn đang tìm kiếm lệnh Buy) hoặc đóng nến bên dưới nó (nếu bạn tìm kiếm lệnh Sell) thì ta đánh dấu cây nến A là SCOB. Khi giá quay lại khai thác nến A này ta có thể vào lệnh trực tiếp.

Vào lệnh Buy theo LTF SCOB

Vào lệnh Sell theo LTF SCOBXác định và vào lệnh với LTF SCOB

Nếu nến không hình thành SCOB tại khu vực cực trị, ta di chuyển sang các cây nến OB kế tiếp có IMB để đánh dấu OB đó chính là SCOB.

Trong ví dụ dưới đây, giá chạm vào các POI và có phản ứng nhưng không tạo SCOB nên ta không vào lệnh. Đôi khi ta sẽ miss lệnh nếu không vào trực tiếp, nhưng đôi khi ta sẽ dính SL.

Việc sử dụng SCOB sẽ giúp ta bảo vệ tài sản khỏi dính những SL như vậy.

Nến chạm vào POI nhưng không tạo SCOB

Hãy cùng xem xét ví dụ sau đây về việc xác định và sử dụng SCOB để vào lệnh ở LTF.

Vào lệnh với SCOB tại LTF

Trong ví vụ trên, sau khi tạo CHoCH, giá phá qua IDM và chạm vào Decisional POI (1), tuy nhiên không hình thành SCOB nên ta không vào lệnh tại đây. Giá đi lên chạm vào Extreme OB (2) nhưng cũng không hình thành SCOB nên ta cũng không vào lệnh.

Nến đã không hình thành SCOB tại (2) mà hình thành SCOB tại (3), ta vào lệnh khi giá quay lại khai thác SCOB này.

Sau khi giá chạm vào (3), ta vào lệnh luôn (4). Cây nến (5) lúc này cũng trở thành một SCOB, giá sau đó đã quay lại khai thác SCOB này nên ta vào lệnh luôn (6).

Cây nến (7) có râu chưa được khai thác nên trở thành POI, giá đi xuống phá vỡ cấu trúc tạo BOS, ta đợi giá vượt qua IDM và đi lên chạm vào POI (7), lúc này ta không vào lệnh ngay mà đợi giá tạo SCOB.

Cây nến (8) quét nến (7) và trở thành SCOB, ta đợi giá quay lại khai thác SCOB (8) này để vào lệnh (9).

Sau khi vào lệnh tại (9), giá tạo pullback (10) rồi đi xuống, đây chính là OB, ta sẽ đợi giá quay lại khai thác OB này. Giá sau đó đi xuống phá vỡ cấu trúc tạo BOS nên ta đợi giá hồi lại vượt qua IDM và chạm vào POI (9). Tương tự như trên, ta không vào lệnh trực tiếp mà đợi hình thành SCOB (11). Giá sau đó quay lại khai thác SCOB này nên ta vào lệnh (12).

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn