[Kiến thức cơ bản số #2.2] Tiền điện tử và Bitcoin

Ở bài viết này bạn sẽ được hiểu thêm về những khái niệm khác nhau khi nói đến tiền điện tử, đặc biệt khi nói về Bitcoin. Những điều bạn học được ở trong bài viết này phần nhiều sẽ giúp ích cho bạn định hướng được sự khác biệt giữa tiền điện tử và các loại tiền khác.


BITCOIN LÀ GÌ ?

Kiến thức cơ bản - Phần 02


 

GIỚI THIỆU

Ở bài trước mình đã giới thiệu sơ qua cho mọi người một chút về thị trường tiền điện tử thông qua thuật ngữ “Kinh tế học tiền điện tử”. Đúng vậy, mình muốn bạn biết rằng cái chúng ta đang nói đến chính là bức tranh tổng thể của một thị trường tài chính mới, có tiềm năng sẽ rất phát triển trong tương lai nên bạn đừng coi rằng nó chỉ là một cái gì đó đơn giản. Tiền điện tử cũng là một công nghệ đang còn mới và không gian để phát triển cũng rất lớn, những gì chúng ta biết bây giờ sau một thời gian nữa có lẽ sẽ bị đào thải hoặc thay bởi một công nghệ mới hơn.

Chính vì thế ở bài viết này, bạn sẽ được hiểu thêm về những khái niệm khác nhau có liên quan đến tiền điện tử. Sẽ không có quá nhiều định nghĩa phức tạp mà chỉ tập trung nói cho bạn hiểu rằng cái chúng ta sở hữu - crypto là gì? bạn có thể làm gì với nó? hay có hợp pháp khi sử dụng không?... chắc bạn cũng biết rằng, càng có kiến thức về những gì ta đang sở hữu hay đầu tư thì cơ hội thắng trong tương lai sẽ càng nhiều, ưu thế sẽ luôn nghiêng về những ai có sự hiểu biết và có cái nhìn đúng đắn về tương lai.

Lưu ý: Những bài viết trong seri “Kiến thức cơ bản dành cho người mới” tuy chỉ là kiến thức cơ bản nhưng những thuật ngữ cũng như kiến thức trong đó tương đối hai não với những bạn nào lần đầu tiếp xúc. Vì thế, hãy lấy cho mình một chút đồ uống và để đầu óc thật thoải mái trước khi bạn sẵn sàng tìm hiểu những kiến thức mới mẻ này nhé.

MỤC LỤC

  1. Khái niệm về tài sản
  2. Tiền điện tử là gì?
  3. Các đặc trưng của tiền điện tử
  4. Sự khác biệt của tiền điện tử
  5. Ưu và nhược điểm của tiền điện tử
  6. Bạn có thể làm gì với tiền điện tử
  7. Tiền điện tử có hợp pháp không?
  8. Bitcoin

 

Tiếp


7. TIỀN ĐIỆN TỬ CÓ HỢP PHÁP KHÔNG ? 

Với một số quốc gia châu  u và châu Mỹ, chính sách về tiền điện tử của chính phủ rất thân thiện với người dân khi cho phép giao dịch bằng tiền điện tử. Ví dụ như bạn có thể mua một món hàng và trả tiền bằng Bitcoin thay vì tiền mặt. Mỹ, Thụy Sĩ, Anh, Úc, Pháp, Đức, Nhật, Hàn Quốc, Nga… là các quốc gia đi đầu trong việc phổ biến tiền điện tử và đang nắm giữ một số lượng crypto assets (tài sản mã hóa) lớn so với các quốc gia khác.

Thế nhưng, một số quốc gia châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Campuchia… thì chính phủ lại không mấy thân thiện với tiền điện tử khi cấm các hình thức giao dịch bằng tiền điện tử. Cụ thể, Việt Nam xếp Bitcoin và các loại tiền điện tử tương tự khác vào danh mục “phương tiện thanh toán không hợp pháp”. Điều chúng ta cần làm rõ ở đây là luật chỉ quy định tiền điện tử không được xem là phương tiện thanh toán, tương tự như vàng cũng không được xem là phương tiện thanh toán (chẳng hạn như bạn không thể dùng một lượng vàng để mua một chiếc xe). Nhưng đối với vàng, bạn vẫn có thể trao đổi, mua bán, tích trữ vàng một cách hợp pháp, và tiền điện tử cũng như vậy.

Hiện nay ở Việt Nam chưa có luật nào cấm dùng Fiat Currency (tiền pháp định) để mua tiền điện tử và ngược lại. Trên thế giới hiện nay, cơ quan quản lý tài chính của Anh (FCA) đã tiến hành hướng dẫn các ngân hàng về việc quản lý các vấn đề liên quan đến giao dịch và đầu tư và tiền điện tử, hoặc tài sản mã hóa. FCA khuyến khích ngân hàng giáo dục nhân viên về thế giới tiền điện tử, mô hình này sẽ cực kỳ hữu ích cho sự phát triển của tiền điện tử, vì người tiêu dùng có thể trò chuyện với người được tín nhiệm, một cách trực tiếp, theo các hoạt động trong giới crypto, cũng như được tư vấn về các quy trình đã được thiết kế tốt nhằm duy trì sự an toàn khi tham gia vào tiền điện tử. Đây là một nhu cầu không thể chối cãi trong lĩnh vực này.

Cùng với thông báo từ vương quốc Anh, Ireland cũng lên kế hoạch trở thành một trung tâm Blockchain toàn cầu. Kế hoạch này được khởi xướng bởi tổ chức IDA của Ireland, đây là một cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm về việc huy động nguồn vốn trực tiếp từ nước ngoài (FDI), nhằm tiến hành việc đầu tư và phát triển công nghệ Blockchain trên toàn quốc.

Việc liên minh Châu  u thành lập Hiệp hội Đối tác Blockchain (European Union Blockchain Partnership) và kế hoạch của vương quốc Anh trong việc đào tạo mọi người hiểu biết hơn về Blockchain và tiền điện tử là vô cùng quan trọng. Khi những thể chế cực kỳ lớn mạnh như liên minh Châu  u và vương quốc Anh công bố niềm tin vào tiền điện tử, thì crypto sẽ tiến gần hơn đến sự chấp nhận của thị trường đại chúng toàn cầu.

Tuy nhiên ngoài những tiện ích nó mang lại thì cũng có những lo ngại kéo theo sau đó.

Rất nhiều lo ngại đã được nêu ra về bản chất phi tập trung của các tiền điện tử và khả năng của chúng được sử dụng gần như hoàn toàn ẩn danh. Các nhà chức trách trên toàn thế giới đang lo lắng về sự hấp dẫn của tiền điện tử đối với các thương nhân và dịch vụ bất hợp pháp. Hơn nữa, họ lo lắng về việc họ sử dụng các phương án rửa tiền và trốn thuế.

 

8. ĐỒNG TIỀN ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN: BITCOIN

Mình chắc chắn rằng bạn đã biết hoặc đọc qua một chút về nó trước khi tham gia vào thị trường tiền điện tử đúng không?. Đến hiện tại, chỉ google một chút là bạn có thể ra hàng tá những bài viết giới thiệu cho bạn biết Bitcoin là gì, cách nó hoạt động, công nghệ phía đằng sau hay .... những thứ khác. 

Mình không ở đây để nói cho bạn về những thứ đó. Nếu bạn muốn đọc nhiều hơn một chút về Bitcoin thì hãy tham khảo ở đây: https://vi.wikipedia.org/wiki/Bitcoin

Phần này mình sẽ nói về Bitcoin đơn giản hơn cho bạn dễ hiểu, những câu hỏi mọi người thường thắc mắc hay những sự kiện mà chắc hẳn bạn chưa nghe đến bao giờ như Bitcoin có phải là đồng tiền mã hóa đầu tiên? ai đã phát minh ra nó, và tại sao nó lại quan trọng như vậy?.

Chúng ta sẽ khám phá điều này và nhiều hơn nữa bên dưới.

Bitcoin là gì?

Bitcoin là một “peer-to-peer cryptocurrency”. Điều này có nghĩa là gì? Bạn có thể coi đây là một cách mới để thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ, cũng như giá trị của nó không phụ thuộc vào ngân hàng trung ương, chính phủ hoặc nhà cung cấp tín dụng để bạn có quyền mua hay bán.

Được xây dựng bằng cách sử dụng công nghệ blockchain, một cách cơ bản mới để chuyển dữ liệu và giá trị qua mạng internet, mọi thứ từ bánh sandwich đến nhà đều có thể được mua bằng Bitcoin. Cơn sốt này nếu bạn đã tham gia thị trường từ năm 2017 bạn sẽ thấy mọi thứ lúc đó như mình vừa nói.

Bạn có biết ?

Lần mua bán chính thức đầu tiên sử dụng Bitcoin là cho bánh pizza vào ngày 22 tháng 5 năm 2010. Hai chiếc bánh pizza của Papa John đã được đổi lấy 10.000 BTC. Chính vì thế ngày 22/05 hàng năm trên thị trường tiền điện tử sẽ được gọi là ngày Bitcoin Pizza Day

Ai đã phát minh ra Bitcoin?

Không ai thực sự chắc chắn về điều này. Có thể là một người, hoặc một nhóm người gọi là Satoshi Nakamoto được cho là đã phát minh ra mạng Blockchain Bitcoin. Satoshi Nakamoto là một nhân vật bí ẩn mà nhiều người đã cố gắng tìm kiếm cho đến hiện tại.

Lịch sử ngắn gọn

Vào tháng 11 năm 2008, một bài báo có tên “Bitcoin: Hệ thống tiền mặt điện tử ngang hàng” đã được xuất bản và được gửi đến cho những người hâm mộ mật mã. Tác giả lấy tên Satoshi Nakamoto và đã giải thích cách tiền tệ mới này sẽ hoạt động như thế nào.

Vài tháng sau đó, vào 01/2009, mã nguồn của hệ thống này được phát hành, cùng với khối đầu tiên được khai thác trên mạng. Đây được gọi là khối Genesis. 

Người đầu tiên được nhận dạng tham gia vào mạng Bitcoin là một lập trình viên có tên Hal Finney, anh đã tải xuống phần mềm cần thiết để khởi chạy, nhận 10 bitcoin, biến nó thành giao dịch bitcoin đầu tiên, diễn ra vào ngày 12 tháng 1 năm 2009.

Trong một thời gian kế tiếp, Satoshi Nakamoto và một vài người khác đã bước đầu củng cố và khai thác Bitcoin trên mạng Blockchain Bitcoin trước khi biến mất một cách bí ẩn, trao lại quyền kiểm soát cho một lập trình viên khác tên là Gavin Andresen.

Điều gì đặc biệt về Bitcoin ?

Bitcoin đã làm một việc mà trước đây không ai có thể làm được. Đó là:

  • Phân cấp - không một ai hoặc một nhóm nào đó có thể sở hữu hoặc kiểm soát nó.
  • Không cần sự tin tưởng (ngang hàng) - không cần thêm bên thứ ba để thực hiện giao dịch.
  • Không biên giới - tiền có thể được chuyển dễ dàng trên khắp thế giới mà không cần sự đồng ý của ai.
  • Bất biến - nó không bao giờ có thể thay đổi hoặc đảo ngược.
  • Ngăn chặn chi tiêu gấp đôi - nó đã giải quyết vấn đề mà nhiều loại tiền kỹ thuật số đã cố gắng từ trước đó nhưng không làm được.
  • Đây là bằng chứng đầu tiên về khái niệm cho một blockchain đang hoạt động.

Bạn có biết?

Theo nhiều số liệu ước tính có khoảng gần 4 triệu BTC, hay 25% số Bitcoin đã bị mất. Một trong những vụ việc được biết đó là vào ngày 13/11/2013, một nhà tư vấn về CNTT tên là James Howells đã vô tình ném đi một ổ cứng có khóa riêng tư của một địa chỉ ví có chứa 7.500 BTC. Khoản tiền đó có giá trị khoảng 67 triệu USD ngày nay. Thật đáng tiếc.

Bitcoin được tạo ra như thế nào?

Hãy tưởng tượng về những mỏ vàng dưới mặt đất. Chúng ta đều biết nó có ở đó, nhưng giá trị của nó bị ẩn đi cho đến khi một người khai thác 'đào' nó lên. Trong thế giới Bitcoin, một người khai thác phát hiện ra Bitcoin bằng cách tạo ra các 'khối' của tất cả các giao dịch đang diễn ra trong mạng và thêm chúng vào blockchain. Hiện tại Blockchain của Bitcoin có tổng cộng hơn 630.000 khối đã được khai thác.

Làm thế nào để bạn có được nắm giữ Bitcoin?

Có 3 cách chính để nắm giữ BTC:

  • Bạn có thể mua chúng bằng cách sử dụng các loại tiền tệ fiat  tại các sàn giao dịch . Bạn sẽ cần một ví và một bộ chìa khóa để lưu trữ và trao đổi chúng sau này.
  • Bạn có thể trở thành một người khai thác và cố gắng thực hiện câu đố bí mật cho khối hiện tại, nếu thành công bạn sẽ được thưởng 6.25 BTC.
  • Bạn có thể giành chiến thắng để đạt được Bitcoin! Các trang web cờ bạc, những câu đố trong game, bức ảnh hay phần thưởng khi bạn làm nhiệm vụ theo yêu cầu của một ai đó. 

Tương lai của Bitcoin

Chúng ta đều biết rằng tất cả Bitcoin sẽ được khai thác hết vào năm 2140. Ở hiện tại, việc phỏng đoán tương lai của Bitcoin và giá trị của nó là vấn đề luôn được tranh cãi trong cộng đồng.

Những hạn chế của Bitcoin - đã dẫn đến việc tạo ra rất nhiều những altcoin khác chuyên biệt hơn, đáp ứng nhiều chức năng cũng như những vấn đề mà nó có thể giải quyết được.

Có một số người cho rằng nó có thể trở thành một kho lưu trữ giá trị, giống như vàng trong thế giới thực. Trong khi đó, nhiều người khác lại muốn giữ nó như một cách để mua hàng hóa và dịch vụ.

Bởi thế tương lai của Bitcoin là không chắc chắn. Tuy nhiên, tiềm năng của blockchain chỉ đang ở điểm bắt đầu.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn