Mô hình cánh bướm là gì? Cách giao dịch với Butterfly Pattern

 Trong các biến thể của mô hình giá nâng cao Harmonic thì mô hình cánh bướm là một trong những mô hình giá nổi bật và xuất hiện thường xuyên nhất. Vậy mô hình cánh bướm là gì? Cách sử dụng mô hình con bướm trong giao dịch có thực sự phức tạp và hiệu quả không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Mô hình cánh bướm là gì?

Mô hình cánh bướm hay còn được gọi là Butterfly Pattern. Đây là một biến thể thuộc mô hình Harmonic, thường thấy ở cuối của một đợt mở rộng tăng hoặc giảm. Mô hình này xuất hiện trên biểu đồ với hai hình dạng chính là chữ M hoặc chữ W. Tùy thuộc vào đó là Bearish Butterfly Pattern hoặc Bullish Butterfly Pattern, sẽ cung cấp tín hiệu phù hợp để trader thực hiện lệnh Buy hoặc lệnh Sell.


Mô hình Butterfly Pattern là một trong những mô hình được đánh giá cao nhất của Bryce Gilmore. Sau đó, Scott Carney đã hoàn thiện và khiến nó trở nên phổ biến hơn bằng cách kết hợp với các tỷ lệ của công cụ Fibonacci và đặt tên là Gartley 222.

Đặc điểm của mô hình con bướm

Để xác định cũng như nhận diện chính xác mô hình này trên biểu đồ, việc quan trọng nhất trader cần làm đó là nắm rõ những đặc điểm quan trọng của mô hình Butterfly Pattern. Cụ thể về 5 điểm của mô hình và 4 bước sóng cùng tỷ lệ Fibonacci sẽ được SMC chia sẻ chi tiết dưới đây!

  • Bước sóng XA: Về cơ bản, đây có thể là một bước sóng tăng hoặc giảm tùy thuộc vào loại mô hình Butterfly Pattern và không có một quy tắc cụ thể nào cho bước sóng này.
  • Bước sóng AB: Từ điểm A giá sẽ điểm chỉnh về điểm B, sao cho khoảng cách của đoạn này bằng 78,6% đoạn XA.
  • Bước sóng BC: là đoạn sóng điều chỉnh, chuyển động ngược hướng với sóng AB và có mức Fibonacci rơi vào khoảng 38,2% – 88,6% so với đoạn AB.
  • Bước sóng CD: Tiếp tục, CD lại là sự nối tiếp của mô hình Butterfly Pattern và di chuyển ngược chiều so với BC. Độ dài của bước sóng này sẽ rơi vào khoảng 161,8% – 261,8% so với bước sóng BC 161,8%.
  • XD là đoạn mở rộng và bằng 127,2% – 161,8% so với XA.

Các loại mô hình Butterfly

Mô hình Butterfly cũng có hai loại chính đó là Bullish Butterfly cung cấp tín hiệu để thực hiện lệnh Buy và Bearish Butterfly cung cấp tín hiệu để thực hiện lệnh Sell. Vậy đặc điểm của từng loại như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong phần dưới đây nhé!

Mô hình Bullish Butterfly

Mô hình Bullish Butterfly xuất hiện trên biểu đồ giá với hình dáng giống như chữ M, bao gồm 5 điểm cơ bản và tạo ra 4 bước sóng với đặc điểm cụ thể như sau:

  • Bước sóng đầu tiên là XA, giá bắt đầu một nhịp tăng mạnh từ điểm X tới điểm A.
  • Sau đó, đà tăng giá chững lại và chính thức quay đầu, từ điểm A giá lại giảm điều chỉnh về điểm B.
  • Tiếp tục, từ điểm B giá lại tăng thuận chiều XA nhưng ngược chiều với AB lên tới điểm C.
  • Cuối cùng, từ điểm C giá lại giảm mạnh trở về điểm D.
  • Tại điểm D, trader có thể cân nhắc để đặt một lệnh Buy tiềm năng với điểm cắt lỗ ngay bên dưới vùng D và lợi nhuận kỳ vọng bằng 100% so với bước sóng CD.



Mô hình Bearish Butterfly

Ngược lại với mô hình Bearish Butterfly đó là mô hình Bullish Butterfly có cấu trúc tương tự nhưng đảo ngược lại. Mô hình này xuất hiện trên biểu đồ với hình dáng là giống như chữ W và có 4 bước sóng  XA, AB, BC, CD.

  • Mô hình Bearish Butterfly bắt đầu bằng một đợt giảm giá XA, từ điểm X tới điểm A.
  • Sau đó, từ điểm A, hành động giá lại tăng điều chỉnh chạm tới điểm B.
  • Từ điểm B giá lại một lần nữa giảm tới điểm C.
  • Cuối cùng, đà tăng lại từ chối, từ điểm C giá lại tăng mạnh chạm tới điểm D.
  • Mô hình Bearish Butterfly cung cấp tín hiệu để trader thực hiện lệnh Sell tiềm năng tại điểm D.

Cách giao dịch với Butterfly Pattern

Ứng với từng mẫu hình Butterfly Pattern sẽ cung cấp tín hiệu Buy Sell khác nhau. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cách giao dịch sử dụng mô hình Butterfly Pattern được nhiều trader sử dụng:

Bước 1: Xác định chính xác các bước sóng và tỷ lệ theo lý thuyết để nhận diện trên biểu đồ giá.

Bước 2: Trader tìm kiếm tín hiệu tại vùng D. Chúng tôi khuyến khích trader nên kết hợp thêm các chỉ báo khác, khối lượng giao dịch, mẫu hình nến Nhật tại vùng D để chuẩn bị vào lệnh.

Thực hiện lệnh Buy:

  • Điểm vào lệnh: Theo nến tín hiệu xanh tại vùng D.
  • Điểm cắt lỗ: được đặt ở ngay bên dưới đáy của vùng D, vùng giá này nên gần và trùng với vùng đáy hỗ trợ quan trọng.
  • Điểm chốt lời: Theo lý thuyết, mục tiêu giá trader có thể kỳ vọng của bước sóng mới có thể dao động trong khoảng 100% – 161,8% của sóng CD.

Thực hiện lệnh Sell:

  • Entry point: Theo nến tín hiệu đỏ tại vùng tín hiệu tại đỉnh D.
  • Stop loss: Điểm cắt lỗ được đặt ngay bên trên của vùng đỉnh D trùng với vùng kháng cự quan trọng.
  • Take Profit: Trader có thể kỳ vọng lợi nhuận bằng cạnh CD hoặc 161,8% cạnh CD. Ngoài ra, trader có thể đặt theo tỷ lệ R:R kỳ vọng của bản thân, trùng khớp với các mốc quan trọng của công cụ Fibonacci mở rộng.



Lưu ý: Nếu mô hình này xuất hiện ở cuối một xu hướng, cung cấp tín hiệu để thực hiện một lệnh Buy/Sell đảo chiều. Trader nên dời mức lợi nhuận kỳ vọng hoặc gồng lãi thuận theo xu hướng để tránh bỏ lỡ cơ hội.

Bên cạnh đó, mô hình cánh bướm được các nhà phân tích kỹ thuật đánh giá cao nhưng trader vẫn nên phối kết hợp với công cụ kỹ thuật khác để xác nhận trước khi giao dịch. Và cũng nên sử dụng tìm kiếm giao dịch với mô hình này trên khung thời gian cao hơn thì tín hiệu cung cấp sẽ chính xác hơn.

Kết luận

Như vậy, bài viết trên chúng tôi đã hoàn thành việc chia sẻ về một trong những biến thể nâng cao, phức tạp và phổ biến nhất của Harmonic đó là mô hình cánh bướm. Có thể nhận thấy rằng, mô hình này không dễ dàng xác định và nhận diện trên biểu đồ giống như những mô hình giá thông thường. Đổi lại, tín hiệu mà mô hình này cung cấp được đánh giá là rất đáng tin cậy. Hy vọng rằng thông qua bài viết trader đã có thể áp dụng mô hình Butterfly Pattern trong giao dịch để đạt được hiệu quả như kỳ vọng. Chúc các bạn thành công.

                                                                                               Nguồn: 8thstreetgrille.com

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn